Mục tiêu chính trong điều trị viêm đại tràng là cải thiện nhanh chóng tình trạng viêm, ổn định chức năng co bóp đại tràng, giảm đi những cơn đau bụng đi ngoài bất thường và phòng ngừa tái phát. Bên cạnh y học hiện đại, việc sử dụng các vị thuốc nam để hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng được rất nhiều người quan tâm.
Lợi ích của các vị thuốc nam trong việc hỗ trợ bệnh viêm đại tràng
Bệnh viêm đại tràng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đa phần là do nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, bao gồm cả vi khuẩn, virus, kí sinh trùng… thói quen ăn uống, sinh hoạt không tốt, tâm lý căng thẳng hoặc do bệnh lý đường ruột khác gây nên. Tuỳ từng trường hợp, các bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể để sử dụng thuốc phù hợp.
Song song với đó, người bệnh có thể tham khảo ý kiến các chuyên gia để sử dụng một số bài thuốc nam vốn được lưu truyền từ nhiều đời nay trong việc hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng. Cây thuốc nam có đặc điểm là an toàn, dễ kiếm quanh vườn nhà, dễ chế biến sử dụng, mức độ hiệu quả tùy theo đáp ứng mỗi người, tuy nhiên cần dùng trong thời gian dài.
Thông thường, các bài thuốc từ thảo dược sẽ phù hợp và mang lại hiệu quả trong giai đoạn bệnh còn nhẹ. Khi triệu chứng đã chuyển nặng thì nên tuân thủ phác đồ điều trị của y học hiện đại và có thể tham khảo bác sĩ việc dùng thêm thảo dược để hỗ trợ nâng cao hiệu quả, nhanh kiểm soát bệnh hoàn toàn.
8 vị thuốc nam hỗ trợ giảm triệu chứng viêm đại tràng
Dưới đây là một số vị thuốc nam nổi tiếng và thường được sử dụng trong hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm đại tràng và các bệnh đường ruột khác.
1. Nghệ vàng
Trong củ Nghệ vàng có chứa hoạt chất Curcumin đã được chứng minh tác dụng trong việc bảo vệ niêm mạc dạ dày và đại tràng. Tuy nhiên nếu sử dụng dưới dạng tinh chất thô, khả năng hòa tan và hấp thu của curcumin sẽ rất thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả.
Bởi vậy, các nhà khoa học Italia đã nghiên cứu ứng dụng đưa công nghệ Phytosome vào trong bào chế, tạo ra hoạt chất Curcuma Phospholipid có thể đạt được tốc độ hòa tan và sinh khả dụng tối đa, giúp phát huy nhanh chóng hiệu quả kháng khuẩn tự nhiên, hỗ trợ chống oxy hóa, tái tạo và hỗ trợ phục hồi niêm mạc đại tràng.
Trên thực tế, mọi người có thể nghiền bột nghệ khô trộn mật ong uống hàng ngày, nhưng để đạt hiệu quả nhanh và tốt hơn thì nên sử dụng các chế phẩm bào chế sẵn có chứa hoạt chất Curcuma Phospholipid để hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm đại tràng.
2. Chè dây
Dihydromyricetin là hoạt chất chính được chiết xuất từ cây Chè dây, đồng thời đây cũng là thành phần được dùng để chuẩn hóa cao dược liệu, đánh giá tác dụng, đảm bảo chất lượng tốt nhất trước khi đem vào sản xuất. Theo các nghiên cứu, Chè dây có tác dụng kháng khuẩn tự nhiên, hiệu quả tốt với cả vi khuẩn HP dạ dày. Ngoài ra, dược liệu này còn hỗ trợ làm săn se niêm mạc đại tràng, giảm đau và lành vết loét trong đường tiêu hóa.
3. Mộc hương
Mộc hương là loại dược liệu thân thảo, có công dụng hỗ trợ hữu hiệu cho đường tiêu hóa như: bảo vệ niêm mạc, hỗ trợ chống co thắt đại tràng, giảm đau, điều hòa miễn dịch, giảm đầy chướng bụng…
4. Vỏ hạt Mã đề
Vỏ hạt Mã đề chứa hàm lượng chất xơ lớn giúp nhuận tràng, hỗ trợ điều trị táo bón, trĩ, hội chứng rối loạn tiêu hóa do uống bia và giúp giảm cân hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của Trung tâm y tế ĐH Maryland cho thấy, đun nước vỏ hạt Mã đề uống có khả năng giảm táo bón rõ rệt.
5. Can khương (Gừng)
Can khương có hiệu quả khi hỗ trợ chống co thắt đại tràng, kháng khuẩn, ức chế sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, đáp ứng tốt với những trường hợp bị viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích.
6. Diếp cá
Diếp cá vị chua, tính mát, có tác dụng hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn chống viêm tốt. Ngoài ra, Diếp cá còn chứa hàm lượng cao hoạt chất Quercetin có khả năng chống oxy hóa tự nhiên, hỗ trợ kiểm soát tốt các vấn đề bệnh lý đường tiêu hóa.
7. Lá Mơ lông
Loại lá này có tính thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ kháng viêm, giảm tiêu sưng, giúp hoạt huyết và kích thích hệ tiêu hóa. Lý do lá mơ lông được sử dụng như bài thuốc nam hỗ trợ bệnh đại tràng là bởi thành phần có chứa hoạt chất tương tự như kháng sinh, có tác dụng tiêu diệt một số chủng vi khuẩn là tác nhân gây viêm đại tràng. Lá mơ lông sau khi rửa sạch có thể giã nát rồi nấu lấy nước bỏ bã rồi uống; hoặc tách lấy lòng đỏ trứng gà rồi rán hoặc hấp cách thủy để ăn.
8. Lá Ổi
Lá Ổi có tác dụng cầm tiêu chảy, giảm cơn đau bụng co thắt và có thể ức chế sự phát triển của một số loại vi khuẩn. Mỗi lần dùng khoảng 50g búp lá ổi, rửa sạch rồi cho nước đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 15 – 20 phút. Uống mỗi lần 1 chén nhỏ, ngày 2 – 3 lần.
Theo suckhoedoisong.vn