SKĐS – Bệnh ở cột sống cổ là một dạng thoái hóa khớp. Đông y gọi là cốt tý, thuộc phạm vi của chứng tý của y học cổ truyền.
Bệnh rất phổ biến ở những người ngoài 40 tuổi. Những người có lối sống tĩnh tại, dành thời gian dài vùi đầu vào công việc, ít vận động… rất dễ mắc bệnh này.
Cổ và đầu của những người này thường xiên lệch về một bên và ngoẹo cong lại, làm cho cơ bắp ở bộ phận lưng và gáy một bên luôn luôn ở trong trạng thái tăng thêm trượng lực.
Sau một thời gian dài từ năm này qua tháng khác, làm cho các khớp, sụn, dây chằng cơ bắp ở bộ vị cột sống cổ bị tổn hại do mệt mỏi mạn tính.
Bệnh có tính suy thoái, liên quan đến sự lão suy, do tuổi tác cơ thể suy yếu, chính khí suy thoái, khí huyết vận hành cũng ngày càng trì hoãn.
Thừa lúc cơ thể suy yếu, bệnh tà hàn thấp cảm nhiễm xâm nhập, lưu trú ở các khớp xương, khiến cho khí huyết vận hành bị trì trệ cục bộ, mà gây nên bệnh.
2. Biểu hiện của bệnh
Trên phim chụp X-quang thấy rõ những biểu hiện như xương cột sống cổ cứng đơ, chất xương xốp, gai xương tăng sinh, dây chằng vôi hóa, các khớp nhỏ nửa thoát vị.
Bệnh ở cột sống cổ thường ảnh hưởng và nén ép vào thần kinh, huyết quản, cơ bắp ở gần đó, mà phát sinh ra các triệu chứng như:
– Đau lưng và gáy cứng đơ, đau mỏi, vai, cánh tay và ngón tay tê dại.
– Nhức đầu, chóng mặt, tai ù, có khi da đầu có cảm giác tê như điện giật.
– Ngực đau nhói như kim châm, tê đau như điện giật.
– Ở chỗ yết hầu có cảm giác như có dị vật và buồn nôn.
3. Bài thuốc chữa bệnh ở cột sống cổ
Bài 1:
Thành phần: Đỗ trọng 9 gam, xuyên đoạn 12 gam, bố cốt chỉ 12 gam, tiên linh tì 12 gam, ngũ gia bì 12 gam, cương tàm 12 gam, táo tầu 5 quả, sắc uống.
Các vị thuốc cũng có thể ngâm với 1,5 – 2 lít rượu, sau 1 tháng là có thể dùng được. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 10-20ml.
Bài thuốc này thích hợp với những người cảm thấy cứng cổ, căng mỏi, đau nhức, đau lan xuống cánh tay, bàn tay, ngón tay.
Bài 2:
Thành phần: Bạch tật lê 30 gam, xuyên khung 9 gam, mạn kinh tử 12 gam, thiên ma 9 gam. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc thích hợp với người với những người đau cứng cổ, khi cổ hoạt động đau tăng lên kèm theo đau đầu, chóng mặt.
Bài 3:
Thành phần: Quảng uất kim 12 gam, thạch xương bồ 12 gam, đương quy 12 gam, bạch thược 20 gam, xuyên khung 9 gam, diên hồ sách 12 gam. Sắc uống.
Bài thuốc thích hợp với những người lưng gáy đau mỏi kèm theo đau tức ngực.
Bài 4:
Thành phần: Cát căn (sắn dây) 12 gam, hạt đậu đũa 12 gam, bán hạ 12 gam, ô dược 9 gam. Sắc uống; thích hợp với những người bệnh đau mỏi vai gáy, yết hầu có cảm giác như có dị vật, buồn nôn.
Lưu ý: Các bài thuốc sắc 3 nước, hợp 3 nước lại, chia làm 3 phần, uống trong ngày. Uống theo từng liệu trình 10 ngày, giữa các liệu trình nghỉ 5-7 ngày.
4. Phòng bệnh ở cột sống cổ
– Giữ ấm bộ phận cổ và gáy
– Thường xuyên vận động, tăng cường hoạt động ở cổ và gáy, không được ngoẹo đầu nằm ngủ và ngủ gật.
– Gối đầu phải thật mềm.
– Cách nằm: Từ xương chẩm ở đầu đến cổ chủ yếu là phải nằm thẳng, bằng phẳng. Khi nằm nghiêng phải quay lật mình nhiều lần, làm cho đầu và thân mình giữ được ngang bằng trên một trục đường thẳng, như vậy có thể làm cho cơ bắp 2 bên bộ phận gáy và cổ đồng thời được thăng bằng, thư giãn.
Bệnh ở cột sống cổ là hư chứng. Gan thận bất túc là khí huyết mất điều hòa, phong thấp xâm nhập lạc mạc ngọn. Điều trị gốc chủ yếu là ích gan thận, làm mạnh gân cốt. Điều trị ngọn chủ yếu là làm thông huyết mạch, trừ phong thấp.
Khi phát bệnh đau đớn có thể trước hết điều trị ngọn, hàng ngày điều dưỡng để điều trị ngọn là chính hoặc điều trị cả ngọn lẫn gốc cùng một lúc.
Nguồn: suckhoedoisong.vn